Chạy bộ giảm cân: đây là sai lầm mà bạn không giảm cân được mặc dù chạy mỗi ngày!

Béo phì hay thừa cân dẫn đến mất tự tin nơi đông người, không chỉ vậy cân nặng quá mức còn là nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chất lượng cuộc sống của bạn. Có thể bạn chưa biết có những bệnh ung thư tỉ lệ người thừa cân mắc phải cao hơn so với người có cân nặng hợp lý.

Tìm đến chạy bộ với mục đích giảm cân an toàn khỏe mạnh, tuy nhiên bạn chạy mãi vẫn không thể giảm cân được như ý muốn bởi vì các sai lầm dưới đây. Kimi Runner giúp bạn điều chỉnh cách chạy bộ đúng để nhanh chóng giảm được cân nặng, mỡ thừa một cách bền vững và an toàn cho sức khỏe.

Hãy đọc và thay đổi ngay các sai lầm trong bài viết này nhé, đừng quên chia sẻ cho bạn bè cùng biết.

Let’s go!

chay bo lam nguoi thon gon giam can hieu qua
Chạy marathon giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mỡ thừa, chân thon gọn.

Sai lầm #1: chạy quá nhanh

Thoạt đầu nghe có vẻ hợp lý, vì chạy nhanh sẽ tốn sức nhiều hơn, đồng nghĩa với đốt calo nhiều hơn tuy nhiên không phải vậy. Chạy chậm mới làm bạn giảm được cân nặng chứ không phải ráng chạy càng nhanh càng tốt sau đó dừng khi bài tập chưa đủ thời gian cần thiết. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề giảm cân lành mạnh có thể tìm kiếm các bài viết về chủ đề này bằng từ khóa “chạy bộ giảm cân” hoặc “weight loss running” nếu bạn thích đọc bằng tiếng Anh sẽ thấy nhiều tài liệu đề cập đến việc chạy chậm giúp giảm cân tốt hơn.

Bởi vì sao, khi bạn chạy chậm, cơ thể sẽ “đốt” phần mỡ thừa nhiều hơn là calo. Cái này liên quan đến cơ chế chuyển hóa năng lượng khi chạy Kimi Runner sẽ viết kỹ hơn ở một bài khác. Trước mắt bạn cứ lưu ý là cần chậm lại một chút đi ha.

“Quá nhanh” ở đây còn một ý nghĩa khác nữa là bạn quá nôn nóng giảm cân vì vậy bạn tăng rất nhanh khối lượng vận động trong một thời gian ngắn. Đây là sai lầm phổ biến của những ai mới làm quen với môn chạy bộ. Ví dụ lẽ ra bạn chỉ nên đi bộ 10′ rồi chuyển sang chạy chậm, sau đó chạy chậm khoảng 30′ rồi chạy nhanh hơn trong 30′ rồi mới chạy chậm trong 45′.

Đa số người mới sẽ cố gắng chạy nhanh nhất có thể, chạy xa nhất có thể trong một thời gian ngắn dẫn đến cơ thể không thích nghi kịp. Chấn thương là điều tất yếu <= góp phần làm bạn bỏ cuộc chỉ sau 1 thời gian ngắn vì thế mục tiêu chạy bộ để giảm cân tan tành mây khói. Ông bà ta có câu “dục tốc bất đạt” rất hay!

Để giải quyết chuyện này bạn có thể tập theo lịch tập chạy bộ dành cho người muốn giảm cân. Bạn sẽ cải thiện được khả năng sức bền, tim mạch và giảm cân khoa học nếu bám sát theo lịch chạy này.

Sai lầm #2: thói quen ăn uống

Bạn bị mỡ thừa, tăng cân là do thói quen ăn khuya, vào buổi tối khả năng chuyển hóa thức ăn của cơ thể chậm hơn so với ban ngày do đó thức ăn bạn nạp vào thời điểm này không được xử lý triệt để làm tăng mỡ thừa. Thật sai lầm nếu bạn vẫn giữ thói quen này khi đã làm quen với chạy bộ vì như vậy chẳng khác nào dã tràng se cát biển. Ăn ít lại và ăn sớm hơn vào buổi tối, tốt nhất là không ăn sau 9h tối.

Tập thể dục hay chạy bộ chỉ là một nửa giải pháp để giảm cân. Bạn cần phải điều chỉnh thói quen ăn uống của mình, cắt giảm các thức ăn chứa nhiều đường, chất béo ra khỏi thực đơn. Nếu chỉ chạy bộ không thôi mà bạn vẫn ăn nhiều thực phẩm không tốt thì khả năng giảm được cân nặng là khá thấp.

Thực đơn ăn uống trong quá trình chạy bộ giảm cân
Thực đơn ăn uống trong quá trình chạy bộ giảm cân

https://pin.it/q5brszgvt2d2kh

Có thể bạn chưa biết: thông thường chạy ở tốc độ thoải mái (conversation pace) trong 30′ giúp bạn “đốt” khoảng 200 calories. Nếu sau khi tập bạn ăn nhiều hơn số năng lượng này thì cũng như không.

Ngoài ra, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây ăn luôn vỏ, các loại khoai sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Sai lầm #3: uống nước quá ít

Nước là thành phần chiếm tối đa trong cơ thể, đóng góp vào quá trình luân chuyển tuần hoàn của rất nhiều cơ quan nội tạng. Trước trong và sau khi chạy bạn đều cẩn bổ sung nước để cơ thể không lâm vào tình trạng thiếu nước. Uống nước không đủ sẽ làm cho cơ thể thiếu nước dẫn đến ảnh hưởng khả năng tuần hoàn, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.

Sai lầm #4: Calo IN > calo OUT

Đây là nguyên tắc chắc nhiều bạn biết trong tập GYM hoặc fitness. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề tăng cơ giảm mỡ thì công thức này rất quan trọng. Có thể bạn đã biết đến nó tuy nhiên không biết cách nào đo được lượng Calo IN và calo OUT là bao nhiêu để điều chỉnh. Nếu chạy bộ thì bạn dùng ứng dụng Strava mà mình có hướng dẫn tại đây để theo dõi lượng calo tiêu hao trong 1 lần chạy từ đó so sánh với lượng calo đưa vào cơ thể để điều chỉnh cho hợp lý.

Theo dõi lượng calo đã "đốt" khi chạy bộ bằng ứng dụng Strava.
Theo dõi lượng calo đã “đốt” khi chạy bộ bằng ứng dụng Strava.

Bằng cách sử dụng Strava khi tập luyện, bạn đo được lượng calo tiêu hao, giờ chỉ còn cách theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày bạn đưa vào cơ thể là xong. Bạn có thể muốn xem thành phần các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm hàng ngày tại đây.

Nếu bạn chạy đều đặn nhưng lượng calo bạn nạp vào lớn hơn nhiều lần với lượng calo đã “đốt” thì cũng không giảm cân được đâu.

Rồi, hãy bắt đầu hành trình giảm cân an toàn bền vững với chạy bộ bằng cách chọn cho mình một đôi giày chạy bộ giá rẻ để tạo thói quen tập luyện hàng ngày nhé.

Kết luận về việc giảm cân bằng cách chạy bộ

Tạm vậy đã, Kimi Runner sẽ cập nhật thêm hình ảnh, video và kinh nghiệm về chạy bộ giảm cân để bạn tham khảo. Hãy lưu lại bài viết này hoặc chia sẻ lên Facebook để tiện truy cập lại.

Hãy để lại suy nghĩ của bạn về phương pháp chạy bộ giảm cân mà bạn đang áp dụng: nó có hiệu quả không? Chạy bộ có giúp bạn giảm cân nhiều không? Hiệu quả như thế nào? ở phần bình luận bên dưới.

3/5 - (2 bình chọn)
Coi tiếp
Nhận thông báo
Thông báo khi
guest

Bấm vào quả chuông bên trên ↑ để nhận thông báo ngay khi bình luận của bạn được trả lời

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments